Xin cho biết cách phòng trị bệnh rầy xơ trắng mía?

19/11/2014 | AT : 15:26:39

Rầy Xơ trắng mía Tên khoa học:Ceratovacum lanigera Họ :Ceratovacum lanigera Bộ :Homoptera

Xin cho biết cách phòng trị bệnh rầy xơ trắng mía?

 Nội dung hỏi: Xin cho biết cách phòng trị bệnh rầy xơ trắng mía?

Trả lời:

Rầy Xơ trắng mía Tên khoa học:Ceratovacum lanigera Họ :Ceratovacum lanigera Bộ :Homoptera

• Phân bố và ký chủ: Xuất hiện nhiều nước trên thế giới, phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta xuất hiện trên cây mía và cây ăn trái.

• Đặc điểm hình thái: Có 2 loại hình: Con cái không cánh màu nâu vàng hoặc vàng xanh, kích thước 2 – 2,5 mm. Trên mình bông phủ một lớp sáp trắng dạng sơ, ở đuôi bụng sơ trắng dài, ở phần lưng đốt bụng thứ 8 không có ống bụng, có 1 cặp tuyến sáp tiết ra sơ trắng. Oáng mông tròn hơn và chia làm 2 phiến. Râu đầu 5 – 6 đốt. Con cái có cánh kích thước nhỏ hơn con cái không cánh, đầu ngực chân màu đen, 2 cặp cánh trong suốt che hết bụng. Rầy sơ trắng sinh sản vô tính, con cái có cánh đẻ ít hơn con cái không cánh. Thành trùng chỉ sống 7 ngày. Ấu trùng có 2 dạng có cánh và không cánh, kích thước nhỏ hơn thành trùng, có 4 tuổi kéo dài 15-30 ngày. Chỉ ở tuổi 4 những con có cánh mới xuất hiện cánh, ấu trùng ngoài kích thước nhỏ hơn thành trùng, số đốt râu, đầu cũng ít hơn (chỉ có 4 đốt).

• Tập quán sinh hoạt: Rệp sơ trắng sau khi vũ hoá 2 - 3 ngày sau đẻ con, rầy con và rầy thành trùng sống chung với nhau thành từng bầy. Rầy non hoạt động nhanh nhẹn hơn rầy thành trùng cả 2 đều gây hại bằng cách chích hút => lá vàng trước thời hạn héo, quang hợp kém => nấm hoại sinh phát triển. Ở nước ta 1 vụ mía rệp sáp phát triển 11-20 lứa, T0 = 20-250C, H% không cao rệp sáp phát triển mạnh. Mưa nhiều H% lớn rầy chết hoặc trôi, mật độ thấp.

• Biện pháp phòng trị: - Vệ sinh đồng ruộng, xử lý tàn dư vụ trước. - Xử lý hom bằng CH3Br. Dùng nước rửa sơ mới phun thuốc => hiệu quả cao.

 

Nguồn trích: internet.

Tin khác